Các loại móng nhà phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà dân dụng

Móng là bộ phận thiết yếu nhất của ngôi nhà, vậy các loại móng nhà phổ biến trong xây dựng hiện nay là gì? Loại móng nào phù hợp để tạo nên điểm tựa vững chắc cho ngôi nhà của bạn trường tồn theo thời gian? Hãy cùng Xây dựng Lạc Việt phân biệt và tìm hiểu cách làm móng nhà chắc chắn và tối ưu nhất.

Các loại móng nhà phổ biến
Các loại móng nhà phổ biến hiện nay

Móng có tác dụng tải trọng lực của toàn bộ ngôi nhà trong suốt quá trình thi công và sinh sống sau này. Vậy nên cần được xây dựng một cách an toàn theo tiêu chuẩn chất lượng cao. Vì nếu không có hệ móng nhà đảm bảo, ngôi nhà sẽ bị lún, nghiêng, nứt gãy hoặc thẩm chí là đổ sập. Bài viết này sẽ chia sẻ giải pháp phù hợp cho ngôi nhà của bạn.

Chức năng của các loại móng nhà phổ biến

Móng nhà là gì?

Móng nhà là bộ phận kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của ngôi nhà. Móng của ngôi nhà giống như chân đế với những kích thước và hình dạng khác nhau. Việc thiết kế móng cần phải được tính toán và thi công xây dựng kỹ lưỡng, đảm bảo chịu lực và phù hợp với nền móng công trình.

Nền móng công trình là phần đất phía dưới đáy móng, chịu toàn bộ tải trọng của công trình đè xuống. Nền đất này quyết định phương án lựa chọn loại móng phù hợp cho tải trọng toàn bộ ngôi nhà.

Chức năng của móng nhà

Các loại móng nhà có chức năng đón nhận trực tiếp toàn bộ tải trọng của ngôi nhà để truyền xuống nền móng. Móng nhà đảm bảo cho ngôi nhà không bị nứt gãy, nghiêng, lún sâu hoặc đổ sập. Để nền và móng có thể làm việc đúng chức năng, nhiệm vụ cần thiết kế để đảm bảo các yêu cầu sau đây:

  • Đảm bảo kết cấu chịu lực: Móng phải đủ vững chắc để chịu tải trọng cố định của ngôi nhà và các tác động bên ngoài.
  • Tính ổn định: Nền móng phải chịu được tải trọng mà không gây ra bất kỳ chuyển động nào ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà.
Móng phải được tính toán kỹ càng để phù hợp với từng công trình
Móng phải được tính toán kỹ càng để phù hợp với từng công trình

Những yếu tố quyết định loại móng nhà

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn các loại móng nhà phù hợp. Ngoài các yếu tố đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất, còn phải suy xét trên phương diện tài chính và điều kiện thi công. Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn loại móng nhà tối ưu cho chủ đầu tư.

1. Tải trọng công trình

Các loại móng nhà chủ yếu được thiết kế để chịu tải trọng của công trình. Độ sâu hoặc diện tích của móng nhà tỷ lệ thuận với độ lớn của tổng tải trọng đặt lên móng. Ngoài ra, mô hình của tải trọng cũng cần được tính đến, để tối ưu về mặt kinh tế thì đơn vị thiết kế cần được cung cấp chất lượng nền đất và địa chất cụ thể của địa phương.

2. Điều kiện đất đất và nước ngầm

  • Loại đất: vì một số loại đất có khả năng chịu lực rất thấp, trong những trường hợp này, độ sâu của móng sẽ được nghiên cứu kỹ.
  • Độ sâu mực nước ngầm: theo đó sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn tình trạng úng nước trong công trường trong quá trình xây dựng, lập kế hoạch thoát nước và phân tích áp lực đẩy của nước lên ngôi nhà.
Xây dựng Lạc Việt tính toán loại móng phù hợp theo các yếu tố của từng công trình
Xây dựng Lạc Việt tính toán loại móng phù hợp theo các yếu tố của từng công trình

3. Độ phức tạp và chi phí

Nhà có tải trọng nhỏ như nhà cấp 4, nhà mái tôn, mái ngói 1 tầng…thì độ phức tạp và chi phí xây dựng có yêu cầu không cao. Ngược lại, những ngôi nhà có quy mô lớn hơn sẽ cần được cân nhắc và lựa chọn phương án móng phù hợp. Vì vậy chi phí cho phần móng cũng sẽ khác nhau.

Các loại móng nhà phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà dân dụng

Các bộ phận của móng nhà thông thường
Các bộ phận của móng nhà thông thường

Về tổ chức các loại móng nhà được chia thành hai tổ hợp phổ biến:

  • Nền móng nông: Được sử dụng khi đất ổn định có đủ khả năng chịu lực tương đối gần mặt đất và được xây dựng trực tiếp phía dưới ngôi nhà.
  • Móng sâu: Được sử dụng khi nền đất tương đối gần bề mặt đất không ổn định và không có khả năng chịu lực. Móng sâu truyền tải trọng xuống tầng đất hoặc đá có khả năng chịu lực thích hợp, ở độ sâu lớn hơn.

Nhưng đặc biệt hơn chúng có thể được phân loại dựa trên hình dạng và công dụng của các loại móng nhà cụ thể dưới đây:

1. Móng băng

Móng băng là loại móng nhà có phần đế móng và dầm sườn móng chạy dài đỡ qua 2 hay nhiều cột. Chịu lực tác động từ nhiều cột truyền xuống tạo thành hệ băng móng cứng cáp. Móng băng có 2 loại chính là móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.

Loại móng băng 1 phương

Móng băng 1 phương thì phần đế móng chịu lực tác động từ 2 hay nhiều cột trên 1 phương cố định, thường là phương ngang nhà.

Móng băng 1 phương
Lọa móng băng 1 phương

Loại móng băng 1 phương thường được sử dụng cho các ngôi nhà có chiều rộng nhỏ. Các ngôi nhà phố với nền đất tốt hoặc cũng có thể phù hợp với các ngôi nhà biệt thự 1 – 2 tầng với nền đất rất tốt.

Loại móng băng 2 phương (móng băng giao thoa)

Móng băng 2 phương là loại móng được thiết kế theo cả 2 phương ngang và phương dọc nhà. Khi tính toán móng băng, nếu trường hợp móng băng một phương không đủ để chịu lực kết cấu hoặc kích thước móng quá lớn gây xuyên thủng đài móng. Thì phương án lựa chọn loại móng băng hai phương sẽ là phương án phù hợp.

Móng băng 2 phương
Móng băng 2 phương

Móng băng 2 phương bao gồm hai dải băng móng liên tục giao thoa, tạo ra một cơ sở vững chắc và cân bằng để có thể truyền tải trọng đều lực xuống nền đất. Loại hình móng băng hai phương phổ biến trong các kết cấu chịu lực cao.

Móng băng phổ biến trong xây dựng công trình dân dụng
Móng băng phổ biến trong xây dựng công trình dân dụng

Chiều rộng của móng phụ thuộc vào khả năng chịu lực an toàn của đất. Chiều dày của móng phụ thuộc vào cường độ của vật liệu làm móng. Móng băng phù hợp tải trọng công trình được phân bố đều dọc theo chiều dài của ngôi nhà.

2. Móng đơn (móng cốc)

Móng đơn là loại móng bê tông cốt thép với 1 đế móng chịu lực cho một cây cột duy nhất. Móng đơn được sử dụng chủ yếu cho các ngôi nhà thấp tầng, nhà cấp 4, hoặc nhà 2 – 3 tầng nhưng có nền đất cứng cáp, chắc chắn. Diện tích của móng đơn phụ thuộc vào tải trọng ngôi nhà và khả năng chịu lực, độ cứng của nền đất.

Móng đơn cho nhà thấp tầng, nhà cấp 4
Móng đơn cho nhà thấp tầng, nhà cấp 4

Móng đơn được ưu tiên khi độ sâu của hố đào không quá vài mét so với mặt đất. Chúng thường có hình dạng một tấm bê tông cô lập hình vuông hoặc hình chữ nhật để truyền tải trọng tập trung.

Móng đơn
Móng đơn cho ngôi nhà có tải trọng nhỏ và nền đất tốt

Trong các loại móng nhà dân dụng phổ biến, móng đơn (móng cốc) là đơn giản và ít tốn kém chi phí nhất. Móng đơn được sử dụng kết hợp với dầm móng và đà kiềng. Các dầm đà kiềng được sử dụng để hỗ trợ các bức tường xây và khống chế chuyển vị ngang cho móng.

3. Móng bè

Móng bè là một tấm bê tông cốt thép liên tục, thường có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích của ngôi nhà. Móng có tác dụng hỗ trợ tường hoặc cột chịu tải nhẹ và làm nền cho tầng trệt. Từ bè được sử dụng với nghĩa là tấm bê tông nằm trên bề mặt đất như một chiếc bè. Móng bè là phương án dùng cho các ngôi nhà nằm trên nền đất yếu. Cần phải được tính toán kỹ lưỡng tránh việc ngôi nhà bị trượt ngang.

Móng bè
Móng bè như một tấm bê tông liên tục

4. Móng cọc

Móng cọc là hệ móng có cọc được đóng hoặc đúc xuống nền đất tốt. Chức năng chính của cọc là truyền tải trọng xuống các tầng thấp hơn của mặt đất bằng sự kết hợp của ma sát dọc theo mặt của cọc và chống xuống nền đất tốt. Trong các loại móng nhà phổ biến, thì móng cọc được đánh giá là an toàn và đảm bảo nhất.

Thi công móng cọc cần máy móc hiện đại
Thi công móng cọc cần máy móc hiện đại

Hệ thống móng cọc bao gồm cọc chịu lực hoặc cọc ma sát, mũ cọc, dầm giằng để truyền tải trọng của công trình xuống địa tầng chịu lực phù hợp. Các cọc thường được đóng thành từng cụm gồm hai hoặc nhiều hơn.

Thi công móng cọc
Thi công móng cọc

Mũi cọc tham gia vào cụm cọc để có thể phân bố tải trọng từ cột hoặc dầm panh đều giữa các cọc. Việc thi công móng cọc cần có máy móc chuyên dụng nâng cọc vào vị trí và đóng cọc xuống đất.

Móng cọc
Kết cấu móng cọc hoàn chỉnh

Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu được các loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng hiện nay. Và có thể xác định được loại móng phù hợp với nền đất, địa chất khu vực nhà mình. Để lựa chọn kết cấu móng an toàn cho ngôi nhà của gia đình trong tương lai. Nếu cần Xây dựng Lạc Việt tư vấn hay hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.

THIẾT KẾ XÂY DỰNG LẠC VIỆT – XÂY DỰNG BẰNG CÁI TÂM VÀ CÁI TẦM

Xem thêm các bài viết khác:

  1. Cách tính chi phí xây nhà cấp 4
  2. Phong thủy cầu thang – nguyên tắc và những điều cấm kỵ
  3. Cách nối thép cột đúng tiêu chuẩn và quy định vị trí và chiều dài đoạn nối thép

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status