Cách tính độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật trong xây dựng

Độ dốc là một khái niệm còn khá mới lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, đây là một yếu tố quan trọng trong xây dựng nhà. Hiện nay có rất nhiều người chưa biết cách tính độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật trong xây dựng. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích ngay sau đây.

Độ dốc mái tôn là gì?

Độ dốc của mái tôn có thể hiểu là độ nghiêng của mái khi hoàn thiện so với mặt phẳng. Đó chính là tỷ số giữa chiều cao so với chiều dài của mái.

Khi thiết kế mái nhà cần một độ nghiêng nhất định để bảo đảm nước không bị đọng gây hao mòn hoặc thấm dột. Độ nghiêng của mái nhà phải thích hợp với kết cấu công trình.

Mỗi loại mái đều có độ dốc khác nhau. Mái nhà càng có độ dốc lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh. Tuy nhiên, nếu mái có độ dốc quá lớn sẽ tiêu hao vật liệu lợp mái. Độ dốc của mái nhà còn phụ thuộc vào chất liệu làm ra chúng. Với mái tôn thì độ dốc hợp lý nhất tối thiểu là 10%.

Mỗi loại mái đều có độ dốc khác nhau
Mỗi loại mái đều có độ dốc khác nhau

Tỷ lệ phần trăm độ dốc mái tôn có thể thay đổi tùy thuộc theo từng thiết kế công trình. Tuy nhiên, về cơ bản thì phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sao cho việc thoát nước đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiêu chuẩn đo độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật

Khác với cách tính độ dốc mái ngói, mái tôn có độ dốc tối thiểu phải là 10% (so với độ dốc mái lợp ngói là 30%).

  • Độ dốc mái tôn lợp nhà: Tùy theo từng công trình dân dụng khác nhau mà thiết kế mái tôn sẽ có độ dốc tương ứng. Cụ thể, đối với mái tôn, độ dốc cần đạt tối thiểu là 10% để bảo đảm rằng nước mưa có thể dễ dàng chảy xuống và không có hiện tượng ứ đọng.
  • Độ dốc mái tôn lợp tầng hầm: Nhiều hộ gia đình có xây dựng thêm tầng hầm để lưu trữ đồ đạc và cất giữ phương tiện đi lại hàng ngày. Tiêu chuẩn đo độ dốc mái tôn ở tầng hầm tùy thuộc vào độ dốc của tầng hầm, chúng sẽ có độ dốc tối đa là 20%. Nếu nhà có chiều sâu dành cho tầng hầm thì thiết kế dốc sẽ thoải xuống nhẹ nhàng hơn. Đối với việc thiết kế mái tôn cho nhà phố, biệt thự thì độ cao từ điểm sàn tới trần tối thiểu là 2,2m.
  • Độ dốc mái tôn sàn bê tông, sàn vệ sinh thì cần phải bảo đảm độ dốc thấp nhất là 15%, khi đó việc thoát nước sẽ tốt hơn. Khi bạn lợp mái, các chỗ bắn vít rất dễ bị han gỉ, vì thế nên cẩn thận chú ý bắn silicon bảo vệ để tránh nước có thể bị rỉ vào trong nhà và tăng tuổi thọ của tôn.

Xem thêm: Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố

Cách tính độ dốc và góc dốc mái tôn

Bạn cần phân biệt:

  • Độ dốc (đơn vị %).
  • Góc dốc (đơn vị độ).

Trong thực tế cũng như trong kỹ thuật, cách tính độ dốc đơn giản hơn góc dốc nhiều nên người ta thường sử dụng khái niệm độ dốc.

Độ dốc mái là tỷ số giữa chiều cao/chiều dài mái, công thức tính độ dốc là:

i = H/L x 100%

Trong đó H là chiều cao mái, L là chiều dài mái.

Cách tính độ dốc tương đối đơn giản
Cách tính độ dốc tương đối đơn giản

Góc dốc alpha được tính bằng công thức:

Alpha = arctan (H/L) / 3,14 x 180

Ví dụ cách tính độ dốc mái nhà là:

  • Độ dốc 10% là mái có chiều cao H = 1m với chiều dài L = 10m thì mái tôn đó có góc dốc là 5,7 độ.
  • Độ dốc 20% là mái có chiều cao H = 2m và chiều dài L = 10m, góc dốc là 11,3 độ.

Nhiều người bị nhầm độ dốc 100% là góc 90 độ nhưng không phải như vậy. Độ dốc 100% có góc dốc 45 độ khi chiều cao H bằng với chiều dài L. Khi H=L thì tính độ dốc mái theo 2 cách như sau:

  • Độ dốc i = H/L*100 = 100%.
  • Góc dốc = arctan (1) /3,14 *180 = 45 độ.

Một số lưu ý trong cách tính độ dốc mái tôn

  • Kiểm tra xem tôn lợp là loại nào: Loại 5 sóng hay 10 sóng, loại sóng cao hay sóng thấp? Để giảm được độ dốc mái tôn, bạn có thể sử dụng loại tôn có sóng to để dễ dàng thoát nước trong quá trình sử dụng.
  • Với mái bên trong nhà xưởng có chiều cao < 2,4m thì hãy gia cố lại sao cho chắc chắn, như vậy nước có thể thoát ra nhanh nhất. Ngược lại, nếu mái nhà có chiều cao > 2,4m thì phải bố trí thêm một số ống thoát nước riêng.
  • Tùy theo nhu cầu thiết kế và công nghệ mà mái nhiều nhịp sẽ được thiết kế bên trong hoặc bên ngoài nối liền với hệ thống thoát nước chung của công trình. Nếu hệ thống thoát nước ở bên trong thì cần phải có máng treo hoặc ống dẫn nước đặt ở trong công trình. Máng thoát nước này bắt buộc phải có nắp đậy làm từ bê tông cốt thép và có thể tháo lắp một cách dễ dàng.
  • Nên chọn lựa loại mái tôn chất lượng tốt.
Tính độ dốc mái tôn giúp việc thoát nước dễ dàng hơn
Tính độ dốc mái tôn giúp việc thoát nước dễ dàng hơn

Hy vọng chia sẻ trên đây của Công ty Thiết kế Xây dựng Lạc Việt đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết. Đặc biệt là đối với những ai đang có ý định xây dựng nhà ở. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay hôm nay nhé!

Xem thêm:

4 thoughts on “Cách tính độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật trong xây dựng”

    1. Cám ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi, vui lòng để lại SĐT để được tư vấn ạ!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status