Mác bê tông là gì? Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông

Giải đáp mác bê tông là gì? Mác M100, M150, M200, M250, M300, M350 hay M400 là gì? Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông là bao nhiêu để đạt mác thiết kế. Và tìm hiểu cường độ chịu nén của bê tông cũng như cách quy đổi mác theo cấp độ bền. Và bài viết cũng hướng dẫn tỷ lệ cấp phối bê tông trộn tại công trường đạt mác quy định.

Mác bê tông và cấp phối cho 1m3 khối bê tông
Mác bê tông là gì và hướng dẫn cấp phối cho 1m3 khối bê tông

Trong xây dựng, thì bê tông có chỉ số đo độ cứng riêng để thiết kế và phân biệt, đó là mác hoặc cấp độ bền bê tông. Vậy cách trộn cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông như thế nào thì đạt mác. Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.

Mác bê tông và cấp độ bền bê tông là gì?

Mác bê tông và cấp độ bền của bê tông là các khái niệm dùng để xác định chất lượng và khả năng chịu nén của bê tông. Đó cũng là căn cứ cho việc thiết kế kết cấu công trình. Vì cường độ chịu lực của bê tông cho một công trình được quyết định bởi người kỹ sư thiết kế kết cấu công trình đó.

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương kích thước 15x15x15cm được bảo dưỡng trong điều kiện tiểu chuẩn trong 28 ngày (đơn vị là kg/cm2).

Cường độ chịu nén của bê tông được đo bằng ứng suất của máy nén đến khi phá hủy mẫu. Do đó nói bê tông là mác 250 khi:

  • Mẫu nén bị phá hủy với cường độ ≥250kG/cm2 được coi là đạt.
  • Ngược lại mẫu nén bị phá hủy với cường độ <250kG/cm2 được coi là không đạt mác.

Cấp độ bền bê tông là gì?

Cấp độ bền của bê tông là cường độ chịu nén đặc trưng của vật liệu, được quy đổi từ cường độ chịu nén trung bình sang cường độ đặc trưng. Cấp độ bền có ký hiệu là B (đơn vị là Mpa), và có mối liên hệ với mác bê tông theo công thức: B = αβM. Trong đó:

  • α = 0.0981 là hệ số chuyển đổi từ kG/cm2 sang Mpa.
  • β: là hệ số chuyển đổi từ cường độ trung bình sang cường độ đặc trưng của vật liệu.

Quy đổi mác bê tông và cấp độ bền

Theo các tiêu chuẩn khác nhau nên có cách gọi và tính chất khác nhau, tuy nhiên mác và cấp độ bền cùng thể hiện cường độ chịu nén của bê tông. Sau đây là bảng quy đổi giữa mác và cấp độ bền của BT cùng cường độ chịu nén tương ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2012.

Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền bê tông
Bảng quy đổi giữa mác và cấp độ bền của bê tông

Mác bê tông phổ biến trong thi công nhà dân dụng

Hiện nay đôi khi trong ghi chú kết cấu các bản vẽ xây dựng bạn sẽ thấy có kỹ hiệu chữ B như B20 (M250), B22,5 (M300), B25(M350)…Như vậy chúng ta sẽ hiểu là:

  • M200: Bê tông mác 200 là loại bê tông có cấp độ bền là B15 và có thể chịu được sức nén với cường độ là 19.27 Mpa.
  • M250: Bê tông mác 250 là loại bê tông có cấp độ bền B20 và có thể chịu được sức nén với cường độ là 25.69 Mpa.
  • M300: Bê tông mác 300 là loại bê tông có cấp độ bền B22.5 và có thể chịu được sức nén với cường độ là 28.90 Mpa.
  • M400: Bê tông mác 400 là loại bê tông có cấp độ bền B30 và có thể chịu được sức nén với cường độ là 38.53 Mpa.

Cường độ chịu nén của bê tông

Cường độ chịu nén của bê tông là ứng suất nén có thể phá hủy bê tông. Cường độ chịu nén là thông số thể hiện cho khả năng chịu lực tối đa của bê tông. Bê tông có khả năng chịu được lực kéo, xoắn, cắt nhưng khả năng chịu nén là tốt nhất và đặc trưng nhất.

Cách xác định cường độ nén mẫu bê tông

Để xác định cường độ bê tông có đạt mác thiết kế hay không, chúng ta thực hiện theo quy trình như sau:

  1. Lấy tối thiểu một tổ mẫu hiện trường, bao gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất về vị trí và cách thức lấy mẫu.
  2. Bảo dưỡng mẫu bê tông theo điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày.
  3. Tiến hành đưa mẫu đi nén tại các phòng LAS đủ năng lực và được Bộ Xây Dựng công nhận.
  4. Ghi nhận chỉ số đo trên đồng hồ. Cường độ của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy là giá trị trung bình của cả 3 mẫu trong tổ mẫu.
  5. Xác định mác BT theo cường độ chịu nén phá hủy mẫu bê tông và bảng quy đổi cùng các điều kiện khác theo tiêu chuẩn.
Xác định cường độ chịu nén của bê tông
Xác định cường độ chịu nén của bê tông

Cấp phối bê tông

Cấp phối bê tông là tỉ lệ của các thành phần vật liệu cát, đá, xi măng và nước cho 1m3 bê tông. Cấp phối cho 1m3 khối bê tông phụ thuộc vào kích thước hạt cốt liệu và loại xi măng sử dụng. Cùng với đó, với những mác khác nhau sẽ có tỉ lệ cấp phối vật liệu khác nhau.

Định mức cấp phối bê tông theo tiêu chuẩn

Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông tiêu chuẩn hiện hành theo thông tư mới nhất của Bộ Xây Dựng – Thông tư số 10/2019/BXD. Cấp phối tiêu chuẩn được hướng dẫn theo định mức vật liệu như sau.

Định mức cấp phối bê tông đối với xi măng PCB 30

Bảng định mức cho 1m3 bê tông khi sử dụng xi măng PCB30. Với quy cách vật liệu hạt cụ thể và độ sụt trong khoảng 10 – 12cm.

Định mức cấp phối bê tông PC30
Bảng định mức tỷ lệ cấp phối bê tông dùng xi măng PCB 30

Định mức cấp phối bê tông đối với xi măng PCB 40 hoặc PC 40

Bảng định mức cho 1m3 bê tông khi sử dụng xi măng PCB40 hoặc PC40. Độ sụt trong khoảng 10 – 12cm.

Định mức cấp phối bê tông sử dụng xi măng PCB 40 và PC 40
Bảng định mức cấp phối bê tông sử dụng xi măng PCB 40 và PC 40

Tỷ lệ cấp phối cho 1m3 bê tông và 1m3 vữa theo nhà sản xuất

Hiện nay, các thương hiệu xi măng uy tín trên thị trường đều có bảng tỷ lệ cấp phối cho 1m3 bê tông và 1m3 vữa xây tô bên ngoài vỏ bao xi măng. Chúng ta nên theo hướng dẫn tỷ lệ vật liệu cát, đá, xi măng theo từng đề nghị cụ thể.

Ở đây chúng tôi đề xuất bảng cấp phối cho 1m3 bê tông điển hình như sau.

Cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông
Bảng cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông theo hướng dẫn của nhà máy sản xuất xi măng

Cách trộn bê tông tay đúng mác theo tỷ lệ cấp phối

Ở công trường thi công thường lấy cấp phối cho 1 bao xi măng và dùng thùng bê (thùng sơn 18l) làm tiêu chuẩn. Sau đây là tỉ lệ trộn giữa cát, đá, xi măng và nước.

Lấy thùng sơn 18 lít để làm chuẩn thì tỷ lệ trộn bê tông của từng loại mác sẽ là:

Bê tông M200: 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 7 thùng đá + 1 thùng nước.

Bê tông M250: 1 bao xi măng + 3.5 thùng cát + 6 thùng đá + 1 thùng nước.

Bê tông M300: 1 bao xi măng + 3 thùng cát + 5 thùng đá + 1 thùng nước.

Cấp phối vữa bê tông xây, tô, trát tường

Thông thường, vữa bê tông xây tô cũng được cấp phối theo tỷ lệ trộn của 1 bao xi măng và thùng bê 18l tại công trường. Nhưng cũng được quy đổi từ bảng cấp phối cho 1m3 khối vữa dưới đây.

Cấp phối vữa bê tông xây tô
Cấp phối vữa bê tông xây tô

Lấy thùng sơn 18 lít để làm chuẩn thì tỷ lệ trộn vữa bê tông của từng loại mác sẽ là:

  • Vữa mác 50: 1 bao xi măng + 15 thùng cát + 1.5 thùng nước.
  • Vữa mác 75: 1 bao xi măng + 11 thùng cát + 1.5 thùng nước.
  • Vữa mác 100: 1 bao xi măng + 8 thùng cát + 1.5 thùng nước.

Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp các bạn trả lời câu hỏi mác bê tông là gì? Cũng như tính toán khối lượng vật liệu trong 1m3 của các loại bê tông đang được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cường độ chịu lực của bê tông và tỷ lệ cấp phối tại công trường để đạt được mác thiết kế quy định.

Nếu các bạn cần Xây dựng Lạc Việt tư vấn và hỗ trợ bất cứ vấn đề gì trong xây dựng. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 090 11 77767 – Tư vấn thiết kế xây dựng nhiệt tình, tận tâm.

Xem thêm:

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status